Tốc độ cải tạo, thay thế còn quá chậm
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay trên địa bàn TP.HCM có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, tập trung ở các quận: quận 1, quận 10, quận 3, quận 5, quận 4.
Hầu hết các chung cư này đều bị xuống cấp, trong đó có nhiều chung cư nguy cơ sụp đổ cao. Các chung cư trên được kiểm định là hư hỏng nặng, nguy hiểm, với tỷ lệ chất lượng còn lại nhỏ hơn 55% và xếp loại nguy hiểm cấp D - cấp độ nguy hiểm cao nhất.
![]() |
Chung cư cũ TP.HCM |
Theo kế hoạch mà Sở Xây dựng đề ra, đến năm 2020, TP.HCM sẽ hoàn thành tháo dỡ và đầu tư xây dựng mới ít nhất 50% trong số 474 chung cư cũ kể trên.
Tuy nhiên, trong 10 năm qua, TP.HCM chỉ mới tháo dỡ để xây mới 32 chung cư cũ hư hỏng với khoảng 4.000 hộ gia đình. Như vậy, tốc độ cải tạo chung cư cũ tại TP.HCM còn rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo cuộc sống của người dân cư ngụ trong chung cư cũ cũng như chương trình chỉnh trang đô thị.
Năm 2017, TP.HCM phấn đấu cải tạo, sửa chữa 10 chung cư (16 lô), bồi thường giải phóng mặt bằng 5 chung cư (7 lô); tháo dỡ 5 chung cư (8 lô) bị hư hỏng nặng, nguy hiểm. Thành phố cũng sẽ khởi công 6 chung cư tại vị trí các chung cư cũ đã tháo dỡ với quy mô 1.785 căn hộ.
Trước yêu cầu cấp bách phải thực hiện nhanh quá trình cải tạo và xây mới chung cư cũ, UBND TP.HCM mới đây đã ban hành quyết định ủy quyền, phân công cho UBND quận huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến thủ tục đầu tư cải tạo, sửa chữa chung cư cũ và xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975 trên địa bàn.
Ủy quyền cho quận, quận nói khó
Để việc thực hiện cải tạo và xây mới chung cư cũ được diễn ra nhanh chóng, ngày 24/3, Sở Xây dựng TP.HCM đã tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai phân quyền, phân công cho UBND quận huyện thực hiện các thủ tục đầu tư, cải tạo chung cư cũ.
Tại hội nghị, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM đã yêu cầu từng quận nêu ra các khó khăn khi UBND TP giao toàn bộ quyền quyết định về cải tạo và xây mới chung cư cũ.
Đại diện quận 5 cho biết chung cư 440 Trần Hưng Đạo đang còn 32 hộ dân, trong đó 30 hộ sở hữu tư nhân và 2 hộ sở hữu Nhà nước. Để bố trí tái định cư cho 32 hộ dân là điều không thể bởi quận này không còn quỹ nhà tái định cư nữa. Trong khi đó, giá đền bù lên đến hàng chục tỷ đồng.
“Đây là cái vướng của quận. Công văn của Sở Xây dựng đề nghị quận sử dụng quỹ nhà tái định cư cho các hộ dân này nhưng hiện quận cũng chưa tính được bài toán tiếp theo”, đại diện này chia sẻ.
Với trường hợp này, ông Tuấn hướng dẫn quận 5 phải nương nhờ dự án khác. Đó là quận này cần làm việc với nhà đầu tư để khi cấp phép xây dựng công trình mới mà họ có nhiều điều kiện thuận lợi thì bắt chủ đầu tư kèm thêm việc giải tỏa đền bù chung cư này. Chẳng hạn như làm việc với chủ đầu tư đang xây dựng chung cư Điện Lực TP trên địa bàn quận 5 để xin bố trí nhà ở tái định cư cho các hộ dân.
Trong khi đó, đại diện quận 4 nói rằng quận này hiện chưa có dự án nào có thể khởi công do còn gặp khó trong việc ủy quyền. Nói đến đây, ông Tuấn cho rằng quận 4 là địa phương thuận lợi nhất trong dự án di dời chung cư cũ do có hàng loạt dự án nhà ở thương mại đang xây.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng, thay vì nhận tiền đền bù 20% quỹ đất bố trí cho nhà ở xã hội thì quận nên làm việc với chủ đầu tư để trích một phần căn hộ bố trí nơi ở cho các hộ dân đang thuộc diện giải tỏa.
Hạ chỉ tiêu cải tạo chung cư cũ năm 2017
Sau khi nghe các quận nêu ra vướng mắc, ông Tuấn hỏi “Có quận nào cam kết trong năm 2017 khởi công cải tạo và xây dựng mới chung cư cũ hay không ?”. Tuy nhiên, đại diện các quận đều im lặng. Đại diện quận 10 còn góp ý về thời gian cải tạo, sửa chữa hoàn thành trước tháng 12/2017 là khó khả thi và kiến nghị là chuyển qua năm 2018.
Mặc dù vậy, ông Tuấn vẫn đặt chỉ tiêu năm nay TP phải khởi công 3 dự án và 1 dự án ở quận Tân Bình phải khởi công trước ngày 30/4. Như vậy, con số này đã thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu ban đầu là sửa chữa 10 chung cư và xây mới 6 chung cư tại vị trí các chung cư cũ đã tháo dỡ.
“Việc sửa chữa, cải tạo các chung cư cũ ngoài việc thực hiện một trong những chương trình đột phá của TP, còn mục đích là cải thiện chỗ ở của người dân. Chúng ta đã mất 6 tháng để soạn thảo được kế hoạch phân cấp ủy quyền cho quận trong việc chủ động cải tạo thay thế chung cư cũ. Vì vậy, hiện nay không còn bàn bạc gì nữa mà khẩn trương làm việc.
Tôi sẽ đến trực tiếp từng quận để trao đổi, hỗ trợ những khó khăn. Vướng tới đâu thì cùng bàn, cùng giải quyết tới đó. Phải phấn đấu làm sao trước năm 2020 giải tỏa hết chung cư cũ để chỉnh trang đô thị", ông Tuấn kết luận.
Diệu Thủy
![]() Tháo dỡ khẩn cấp 3 chung cư cũ tại trung tâm TP.HCMBa chung cư xây dựng từ trước năm 1975 nên hiện nhiều hạng mục được đánh giá đã xuống cấp nghiêm trọng, cần phải tháo dỡ khẩn cấp. " alt=""/>Cải tạo chung cư cũ TP.HCM ngày càng ‘xa rời’ mục tiêu
Trường đại học Ứng dụngStenden
Trường đại học Ứng dụng The Hague
Đại học Khoa học Ứng dụng VHL
Thông tin chung cho các trườngđại học Ứng dụng:
Công ty tư vấn du học PhươngNguyên, Tấn Tài " alt=""/>Tuyển sinh du học Hà Lan 2014![]() Quyết định của UBND TP Hà Nội. Ảnh: Hồng Nhì | |
Tại cuộc họp ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội chiều nay 14/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định cho học sinh nghỉ thêm 1 tuần.
"Trên cơ sở tham khảo ý kiến của người dân, phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đề nghị của 3 Sở GD-ĐT, LĐ-TB&XH, Y tế, thay mặt Ban chỉ đạo, tôi đề nghị tiếp tục cho học sinh toàn bộ các cấp nghỉ thêm 1 tuần", ông Chung nói.
![]() |
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội. |
Góp ý kiến trước đó, lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho hay, qua khảo sát có khoảng 80% người dân, phụ huynh bày tỏ nguyện vọng cho con được nghỉ học để phòng chống dịch, đặc biệt khối mầm non và tiểu học.
Bí thư quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho hay, nhiều phụ huynh mong muốn UBND thành phố xem xét tiếp tục cho học sinh nghỉ học, đặc biệt với cấp mầm non và tiểu học.
Lãnh đạo quận Hai Bà Trưng cho biết nhận được nhiều thông tin khác nhau, song cũng có nhiều phụ huynh chưa thực sự an tâm việc con trở lại học tập từ tuần tới.
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, về việc các nhà trường bày tỏ lo lắng việc dạy bù trong thời gian nghỉ 2 tuần vừa qua, Sở sẽ xin ý kiến Bộ để có điều chỉnh nhằm đảm bảo khung thời gian năm học và kiến thức chương trình. "Trong các ngày giữa tuần vừa qua, dư luận và đặc biệt cha mẹ học sinh phấn khởi đề xuất tiếp tục đi học, nhưng từ hôm qua 13/2, sau khi có thông tin về số ca nhiễm bệnh và tử vong ở Trung Quốc tăng cao thì dư luận có chiều hướng mong muốn đề xuất cho con nghỉ học. Chúng tôi được thành phố giao cho công tác tham mưu, đã họp với Sở LĐ- TB&XH, Sở Y tế. Trước tình hình bệnh dịch, chúng tôi thấy việc đề xuất UBND TP cho hsinh nghỉ học thêm 1 tuần để tiếp tục thực hiện ac khử khuẩn là phù hợp. 3 Sở đã thống nhất như vậy", ông Dũng nói.
![]() |
Phun khử trùng tại Trường THCS Trưng Vương sáng 14/2. Ảnh: Thanh Tùng. |
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cũng cho hay Sở thống thống nhất với sở GD-ĐT. Bởi, hiện tình trạng diễn biến trên thế giới và ở Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), trong tâm lý của người dân phải đảm bảo để người dân yên tâm, để học sinh tiếp tục được nghỉ thì sẽ giúp kiểm soát tốt hơn.
Về trách nhiệm phòng chống dịch trong nhà trường, Phó giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, Sở đã triển khai đến các giám đốc trung tâm y tế về tham mưu cho quận huyện vấn đề khử khuẩn, đảm bảo phòng chống dịch trong nhà trường, việc theo dõi sức khoẻ học sinh khi đến trường.
Hồng Nhì - Thanh Hùng
- Đã có hơn 30 tỉnh/thành phố báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch virus Covid-19 của Bộ GD-ĐT về việc cho học sinh trở lại trường từ ngày 17/2.
" alt=""/>Hà Nội tiếp tục cho học sinh nghỉ thêm 1 tuần